Có thể thấy ngành công nghiệp xi mạ hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó, các phương pháp để xử lý nước thải trong ngành xi mạ cũng là điều ngày càng được quan tâm, vậy các phương pháp để xử lý nước thải xi mạ là gì và xử lý như thế nào đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về chúng qua bài viết sau.
Những đặc điểm cơ bản về nước thải xi mạ
Do đặc trưng về công việc là mạ một lớp phủ kim loại lên bên trên bề mặt kim loại cơ bản để từ đó có thể tạo ra các đặc tính cho các đồ vật cụ thể khác nhau. Bởi thế nước thải từ quá trình này sẽ rất độc hại, chúng chứa nhiều kim loại nặng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường về lâu dài.
Thế nên, việc không xử đúng cách nguồn nước này sẽ thải ra môi trường các ion kim loại, muối hay tất cả các hợp chất khó phân hủy khác làm phá hủy môi trường xanh sạch đẹp mà chúng ta đang gìn giữ.
Nước thải xi mạ từ các cơ sở được phát sinh, tạo ra từ nhiều quá trình khác nhau như: các loại nước thải chứa dầu mỡ từ quá trình tẩy dầu mỡ bảo quản vật liệu, nước thải chứa kim loại là do quá trình tẩy sạch gỉ, hay các loại nước thải chứa hóa chất tạo ra từ các quá trình làm bóng cũng như oxi hóa, phosphate hóa kim loại … nước thải từ các quá trình trên tích tụ lại sẽ rất độc hại.
Xử lý nước thải trong ngành xi mạ tại việt nam
Cách xử lý nước thải trong ngành xi mạ đúng chuẩn
Đầu tiên, nước thải từ các quá trình sản xuất vừa kể trên được thu gom lại tập trung tất cả vào bể tiếp nhận nước thải. Sau đó, tiến hành lọc rác sơ cấp, quá trình này sẽ dùng các song chắn rác để giữ lại các loại chất thải rắn kích thước lớn, việc này cũng đồng thời giúp cho các quá trình tiếp theo được thuận lợi hơn.
Nước thải xi mạ được tập hợp tại bể tiếp nhận nước thải
Sau giai đoạn này, các cặn kim loại rắn được loại bỏ, tiến hành bơm hết toàn bộ số nước thải qua bể điều hòa tiếp tục quá trình. Bể điều hòa sẽ được gắn hệ thống cánh khuấy ngầm để trộn đều nước thải cũng như trang bị sục khí. Vì đặc tính có chứa nhiều kim loại nên việc này sẽ giúp tránh hiện tượng lắng đọng, tích cụ cặn dưới đáy bể.
Tiếp đó, sau quá trình trộn đều liên tục, nước thải sẽ được tiếp tục bơm sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng, nước thải được đo lại và điều chỉnh độ PH để cho phù hợp với phản ứng keo tụ, thêm nữa NaOH được châm với nước. Trong bể phản ứng cũng được trang bị cánh khuấy để đảm bảo nước thải được trộn đều.
Cách xử lý nước thải xi mạ
Nước thải từ bể phản ứng lại tiếp tục được bơm qua bể keo tụ tạo bông.
Sau giai đoạn này, phản ứng keo tụ xảy ra, nước thải sẽ được chảy sang ngăn tạo bông. Tại ngăn tạo bông, chất Polymer được cho thêm vào giúp liên kết các kết tủa.
Sau tất cả quá trình keo tụ, tạo bông, nước thải sẽ được cho chảy qua bể lắng để tách cặn và nước. Với phần cặn này sẽ được dẫn đến bể chứa bùn và đem đi xử lý riêng biệt. Phần nước tiếp tục chảy qua bể trung gian để điều hòa lượng nước cho quá trình xử lý phía sau.
Nước thải đạt chuẩn sẽ được thải ra môi trường
Sau đó, nước thải tiếp tục được bơm sang bể trao đổi ion, các ion kim loại sẽ được xử lý tại bể. Theo đó, nước chảy qua bể chứa sau xử lý rồi mới được thải ra nguồn tiếp nhận. Khi dòng thải vào hệ thống đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được xả ra môi trường tiếp nhận.
Với các bước xử lý chặt chẽ như vậy việc xử lý nước thải trong ngành xi mạ không còn là nỗi lo với môi trường.